Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, AMS (Automated Manifest System) là thuật ngữ quan trọng, đặc biệt với những doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế. Qua bài viết này cùng Wingo Logistics hiểu rõ AMS là gì, cách thức khai báo hàng hóa tự động qua hệ thống AMS và tại sao hệ thống này lại quan trọng đối với quy trình nhập khẩu vào Hoa Kỳ (USA).
AMS là gì?
AMS là tên viết tắt của cụm từ (Automated Manifest System) nghĩa là: (hệ thống khai báo hàng hóa tự động), do Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ CBP (U.S. Customs and Border Protection) quản lý. AMS cho phép các công ty vận tải, hãng tàu và các đơn vị liên quan nộp thông tin chi tiết về hàng hóa đến Hoa Kỳ một cách nhanh chóng và chính xác. Đây là hệ thống bắt buộc đối với các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ (USA), giúp theo dõi và kiểm soát chặt chẽ luồng hàng hóa được nhập vào.
Định nghĩa của hệ thống AMS (Automated Manifest System)
Hệ thống khai báo tự động (AMS) là hệ thống thông tin khai báo điện tử chủ yếu được cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) sử dụng để theo dõi và quản lý các lô hàng đến bằng đường hàng không, đường biển và đường sắt. Mục đích chính của AMS là nâng cao hiệu quả và độ chính xác của quy trình thông quan bằng cách cho phép các hãng vận tải, công ty giao nhận hàng hóa và các nhà cung cấp dịch vụ Logistics khác gửi thông tin chi tiết về hàng hóa qua hệ thống khái báo điện tử trước khi lô hàng đến.
AMS cho phép thông tin được lưu chuyển liền mạch giữa các bên liên quan khác nhau trong chuỗi cung ứng, bao gồm người gửi hàng, hãng vận tải, cơ quan hải quan và đơn vị khai thác cảng. Bằng cách số hóa quy trình nộp kê khai, AMS giảm bớt giấy tờ, giảm thiểu rủi ro sai sót và đẩy nhanh toàn bộ quy trình thông quan hàng hóa. Điều này không chỉ đảm bảo tuân thủ các yêu cầu theo quy định mà còn cải thiện tốc độ và độ tin cậy của các hoạt động thương mại quốc tế.
Bối cảnh lịch sử của hệ thống khai báo hải quan tự động AMS
Hệ thống kê khai tự động có từ đầu những năm 1980 khi Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ (CBP) khi nhận ra nhu cầu cần hiện đại hóa và hợp lý hóa quy trình thông quan hàng hóa. Trước khi có AMS, quy trình thông quan chủ yếu là thủ công, liên quan đến nhiều thủ tục giấy tờ và kiểm tra thực tế. Cách tiếp cận thủ công này tốn thời gian, dễ xảy ra lỗi và thường dẫn đến sự chậm trễ đáng kể trong việc vận chuyển hàng hóa.
Ban đầu AMS được thiết kế để xử lý hàng hóa bằng đường hàng không và sau đó được mở rộng để bao gồm các lô hàng đường biển và đường sắt.
Mục đích và vai trò của hệ thống AMS
Hệ thống khai báo hàng hóa tự động AMS được triển khai với các mục tiêu sau:
- Đảm bảo an ninh: AMS giúp Hải quan Hoa Kỳ kiểm soát và ngăn chặn hàng hóa bất hợp pháp trước khi vào lãnh thổ nước này. Các thông tin về lô hàng được kiểm tra trước khi đến cảng, giúp Hải quan phát hiện những nguy cơ vi phạm tiềm ẩn.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với AMS, quy trình nhập khẩu được tự động hóa, giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi tại cảng và tăng tốc độ thông quan. Điều này đặc biệt có lợi cho các nhà nhập khẩu, giảm bớt chi phí phát sinh do chậm trễ.
- Nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa: Hệ thống AMS cho phép các đơn vị dễ dàng theo dõi, tra cứu thông tin hàng hóa một cách hiệu quả, minh bạch và chính xác từ điểm xuất phát tới điểm đến. Tất cả thông tin được cập nhật và lưu trữ trên hệ thống, giúp Hải quan quản lý lô hàng và xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh.
Quy trình khai báo hàng hóa tự động qua AMS
Việc khai báo hàng hóa qua hệ thống AMS (Automated Manifest System) là yêu cầu bắt buộc đối với hàng hóa nhập vào Mỹ giúp hải quan kiểm soát thông tin và đảm bảo an ninh, cần tuân thủ các bước và quy định nghiêm ngặt để đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ. Dưới đây là các bước chính trong quy trình khai báo qua hệ thống AMS:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin hàng hóa
Các đơn vị vận tải hoặc người giao nhận cần chuẩn bị các thông tin chi tiết về lô hàng để đảm bảo quy trình được diễn ra nhanh chóng và chính xác, bao gồm:
- Thông tin về hàng hóa: Bao gồm tên hàng hóa, mô tả chi tiết, mã HS code, số lượng, khối lượng và kích thước.
- Thông tin về người gửi và người nhận hàng: Bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của người gửi và người nhận.
- Chứng từ liên quan: Bao gồm hóa đơn thương mại, giấy phép xuất nhập khẩu (nếu cần), và các tài liệu đi kèm khác.
- Lịch trình và phương tiện vận tải: Cung cấp thông tin về lịch trình tàu, chuyến bay, tên tàu và số container (nếu có).
Bước 2: Chọn công cụ khai báo AMS
Để khai báo AMS, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai cách sau:
- Khai báo trực tiếp qua phần mềm khai báo AMS: Sử dụng phần mềm được tích hợp kết nối với hệ thống Hải quan Hoa Kỳ.
- Khai báo thông qua Forwarder hoặc đại lý vận tải: Các forwarder hoặc đại lý vận tải quốc tế thường hỗ trợ khách hàng trong quy trình khai báo AMS. Có sẵn các phần mềm và công cụ chuyên dụng để khai báo hàng hóa đúng quy định.
Bước 3: Khai báo thông tin vào hệ thống AMS
Sau khi có đầy đủ thông tin, đơn vị vận tải sẽ khai báo dữ liệu vào hệ thống AMS thông qua các phần mềm hỗ trợ, nhập tất cả các thông tin chi tiết về lô hàng và lịch trình vận chuyển vào hệ thống AMS. Đảm bảo rằng các thông tin phải khớp với chứng từ và không có lỗi sai sót nào. Quy trình khai báo này cần được thực hiện tối thiểu 24 giờ trước khi hàng đến cảng nhập khẩu ở Hoa Kỳ.
Bước 4: Xác nhận từ Hải quan Hoa Kỳ
Hải quan Hoa Kỳ sẽ kiểm tra thông tin và xác nhận nếu dữ liệu hợp lệ. Trong một số trường hợp, Hải quan có thể yêu cầu kiểm tra bổ sung hoặc giữ lại lô hàng nếu có nghi ngờ về tính hợp pháp của hàng hóa.
Nếu các thông tin đầy đủ và hợp lệ, hệ thống sẽ gửi xác nhận và cho phép hàng hóa tiến hành nhập cảnh. Thông tin sẽ được cập nhật trong AMS và thông báo cho các bên liên quan.
Những lưu ý khi khai báo AMS
Để khai báo AMS chính xác và tránh những rủi ro không mong muốn và bị phạt, cần lưu ý các điểm sau:
- Đảm bảo thông tin chính xác: Việc khai báo không chính xác hoặc thiếu thông tin có thể dẫn đến việc lô hàng bị từ chối hoặc phạt tiền lên tới $10,000.
- Tuân thủ thời gian khai báo:Hồ sơ AMS phải được nộp cho Cơ quan Hải Quan và Bảo vệ Biên giới Hoa kỳ (CBP) trước 24 giờ trước khi hàng đến cảng nhập khẩu ở Mỹ để tránh chậm trễ hoặc bị phạt. Các đơn vị vận tải cần khai báo AMS đúng thời hạn quy định để tránh các khoản phí lưu kho, phí trễ hạn và các chi phí phát sinh khác.
- Chọn đối tác vận tải uy tín: Nên làm việc với các đơn vị vận tải có kinh nghiệm và nắm vững quy trình khai báo AMS để đảm bảo lô hàng của bạn được thông quan thuận lợi.
Nếu không quen thuộc với quy trình khai báo AMS, bạn nên phối hợp với một đại lý vận tải quốc tế có kinh nghiệm như Wingo Logistics để tránh rủi ro.
Tham khảo thêm dịch vụ: (Gửi hàng đi Mỹ)
Lợi ích của việc khai báo hàng hóa tự động qua AMS
Khai báo hàng hóa qua AMS mang lại nhiều lợi ích cho cả Hải quan và các đơn vị nhập khẩu. Hệ thống giúp tăng cường an ninh, giảm thời gian và chi phí liên quan đến thông quan, đồng thời giúp các đơn vị vận tải quản lý lô hàng một cách khoa học, hiệu quả và nhanh chóng.