CIF là gì? Tìm hiểu về giá C.I.F trong xuất nhập khẩu

5/5 (1 bình chọn)

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải đường biển hay hải quan chắc hẳn thuật ngữ CIF đã không còn xa lạ. Đây được xem là điều kiện giao hàng phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Hãy cùng Wingo Logistics tìm hiểu những thông tin về CIF trong hoạt động xuất nhập khẩu ở bài viết sau đây:

CIF là gì? Tìm hiểu về giá C.I.F trong xuất nhập khẩu

CIF là gì? Công thức tính giá CIF?

CIF là một trong các điều khoản thuộc Incoterms (International Commerce Terms) –  bộ quy tắc thương mại quốc tế. Nội dung bộ quy tắc này xoay quanh các điều khoản, quy định về trách nhiệm của cả người mua và người bán trong hợp đồng buôn bán ngoại thương.

CIF là viết tắt của 3 yếu tố: Cost (tiền hàng), Insurance (Bảo hiểm) và Freight (cước phí). Tất cả những yếu tố này hợp lại tạo thành điều kiện giao hàng. Điều kiện này sẽ thường được viết đi liền với một tên cảng biển nào đó thực hiện chức năng giao nhận hàng.

Với điều kiện CIF, người bán sẽ chịu trách nhiệm đưa hàng hóa từ kho ra cảng, làm thủ tục hải quan, và đồng thời chịu toàn bộ chi phí thuê tàu, phí bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng đến cảng người mua.

Trách nhiệm của bên bán hàng thực sự kết thúc khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đường biển tại điểm bốc hàng lên tàu. Người mua sẽ tiếp nhận hàng và làm các thủ tục hải quan từ cảng nhận hàng và tiến hành việc đưa hàng về kho.

Công thức tính giá CIF: Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải đường biển + Phí bảo hiểm hàng hóa

Khi giá cả được nêu là CIF, thì điều này có nghĩa là giá của bên bán đã bao gồm giá thành của sản phẩm, chi phí vận chuyển cũng như phí bảo hiểm hàng hóa cho đến cảng dỡ hàng.

Điểm chuyển giao rủi ro trong CIF là gì?

Điểm chuyển giao rủi ro chính là sự khác biệt giữa các điều khoản trong Incoterms. Trong CIF, điểm chuyển giao rủi ro là ở cảng đi, cảng bốc hàng lên. Điều này sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

Mặc dù trong điều kiện CIF, người bán phải mua và  chịu phí bảo hiểm cho đến khi hàng đến cảng đích. Tuy nhiên đây chỉ là hình thức bên bán mua hộ bên mua. Sau khi hoàn tất thủ tục, bên bán sẽ gửi toàn bộ các giấy từ và chứng từ. Nếu trong trường hợp hàng hóa gặp sự cố thì bên mua sẽ có quyền đòi bảo hiểm chứ không phải là bên bán.

Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều kiện CIF.

Khi đã tiến hành ký kết hợp đồng thương mại và điều kiện CIF, cả người mua và người bán sẽ phải có những trách nhiệm sau:

3.1 Về vấn đề cung cấp hàng hoá.

Người bán sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giao hàng, book tàu, cung cấp các chứng từ quan trọng cho người mua. Ngược lại người mua sẽ có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng theo như hợp đồng 2 bên đã ký kết với nhau.

3.2 Giấy phép và các thủ tục xuất nhập khẩu.

Người bán chịu trahc snhieemj trong việc cung cấp các giấy tờ ủy quyền, thực hiện các thủ tục thông quan và giấy phép xuất khẩu. Ở bên kia, người mua cần làm thủ tục xin phép nhập khẩu hàng hóa để khi hàng hóa được vận chuyển đến cảng người bán không gặp các trở ngại từ hải quan.

3.3 Hợp đồng vận chuyển và phí bảo hiểm đơn hàng.

Bên bán sẽ tiến hành việc mua và ký hợp đồng bảo hiểm cho đơn hàng. bên cạnh đó là chi trả toàn bộ kinh phí vận chuyển lô hàng đến các được chỉ định của bên mua. Bên mua không bắt buộc phải ký các hợp đồng vận chuyển hay hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng.

3.4 Trách nhiệm trong việc giao hàng và nhận hàng

Trách nhiệm chính của người bán là vận chuyển và giao hàng hóa tại cảng của người mua yêu cầu. Và người mua sẽ nhận hàng tại cảng đã được chỉ định trước đó.

3.5  Chuyển giao rủi ro trong CIF

Mặc dù người bán sẽ chịu phí vận chuyển cũng như phí bảo hiểm. Tuy nhiên, điểm chuyển giao rủi ro vẫn là ở lan can tàu. Khi người bán đã giao hàng lên boong tàu cũng đồng nghĩa với rủi ro đã được chuyển từ người bán sang người mua.

3.6 Tổng cước phí

Về chi phí, người bán sẽ chi trả toàn bộ các khoản như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng lên tàu, phí khai báo hải quan, thuế xuất khẩu, phí bảo hiểm, phí vận chuyển đường biển…Trong khi đó, người mua cần chi trả các khoản phí phát sinh khi hàng hóa đã được người mua giao lên tàu, thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan nhập khẩu…

3.7 Bằng chứng giao hàng và những thông tin liên quan.

Sau khi hàng đã được giao lên tàu, bên người bán sẽ chịu trách nhiệm giao các chứng từ, giấy tờ gốc có liên quan đến đơn hàng cho người mua. Người mua sẽ tiếp nhận dưới hình thức phù hợp nhất.

3.8 Kiểm tra hàng

Người bán cần phải tiến hành chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra hàng, quản lý chất lượng sản phẩm hay khâu đóng gói hàng hoá,…Người mua cần thanh toán các chi phí liên quan công tác kiểm dịch tại nước mình.

Khi nào nên dùng điều kiện FOB, khi nào nên dùng điều kiện CIF?

4.1 Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng điều kiện CIF

Điều kiện CIF sẽ phù hợp với hàng hóa là hàng rời rạc, hàng chứa chất lỏng hay hàng cồng kềnh. Những công ty lần đầu tiên, chưa có nhiều kinh nghiệm nhập hàng, hoặc thu mua khối lượng nhỏ nên ưu tiên chọn CIF thay vì các điều kiện khác

Với CIF, doanh nghiệp của bạn sẽ không cần phải mất thời gian tìm, book tàu vận chuyển và mua  bảo hiểm hàng hóa. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm cho những việc này.

Tuy nhiên, thực tế nhập hàng theo CIF sẽ có giá cao hơn FOB. Nguyên nhân là do người mua phải chịu thêm một khoản phí dịch vụ để người bán tìm tàu, mua bảo hiểm, trả phí vận chuyển…

Và bởi vì bên mua không phải là người trực tiếp thuê tàu, sử dụng dịch vụ vận chuyển nên người mua cũng sẽ khó có thể kiểm soát được số lượng hàng hóa cũng như các sự cố phát sinh trong quá trình giao nhận hàng.

So với việc phải loay hoay tự mình tìm kiếm các bên vận chuyển và bảo hiểm, mất nhiều thời gian hơn….Thì lúc này, việc lựa chọn CIF sẽ đúng đắn và phù hợp hơn cả.
Xem thêm về điều kiện FOB

4.2 Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng điều kiện FOB?

Điều kiện FOB sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực  xuất nhập khẩu hoặc doanh nghiệp tham gia nhập hàng quy mô lớn.

Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ phải tự mình tìm và book tàu, do vậy hoàn toàn có thể kiểm soát được cước vận chuyển và chi phí chuyển hàng.  Điều này còn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. 

Chi phí của FOB rẻ hơn so với CIF. Và hơn nữa doanh nghiệp của bạn cũng chính là người thuê và sử dụng dịch vụ của bên nhận chuyển hàng. Do vậy có thể nắm được mọi thông tin về đơn hàng, xử lý kịp thời những sự cố phát sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nội dung điều khoản CIF trong Incoterms. Hiểu rõ về CIF sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lựa chọn được cách thức mua hàng và giao nhận hàng phù hợp nhất. Hãy liên hệ với Wingo Logistics khi doanh nghiệp của bạn có nhu cầu xuất nhập khẩu cũng như vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *