ISF là gì, khai báo hồ sơ an ninh của nhà nhập khẩu (Importer Security Filing) trong Ngành Xuất Nhập Khẩu Và Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết.

5/5 (1 bình chọn)

ISF hay còn gọi là Importer Security Filing (ISF 10+2), là một trong những quy định bắt buộc đối với các nhà nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ (USA). Quy định này giúp đảm bảo an ninh quốc gia và tăng cường quản lý hàng hóa nhập khẩu. Trong bài viết này, sẽ cùng Wingo Logistics tìm hiểu ISF là gì, vai trò của ISF trong ngành xuất nhập khẩu, các thông tin bắt buộc trong ISF, và cách khai báo ISF đúng chuẩn để tránh các rủi ro bị phạt và vi phạm pháp luật.

ISF là Gì?

ISF là tên viết tắt củ cụm từ (Importer Security Filing) hiểu là yêu cầu khai báo an ninh của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection – CBP), áp dụng cho tất cả các lô hàng nhập khẩu qua đường biển vào Hoa Kỳ. Quy định này được ban hành yêu cầu các nhà nhập khẩu và hãng vận tải tàu phải cung cấp thông tin lô hàng trước cho CBP đối với hàng hóa đường biển đến Hoa Kỳ nhằm đảm bảo rằng các thông tin liên quan đến hàng hóa, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu được gửi đến cơ quan chức năng trước khi hàng hóa cập cảng Hoa Kỳ.

ISF còn được gọi là ISF 10+2, ám chỉ việc cung cấp 10 thông tin từ phía nhà nhập khẩu2 thông tin từ phía hãng tàu.

Lưu ý: ISF (Importer Security Filing) chỉ áp dụng cho vận tải hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ (USA) bằng đường biển, không áp dụng cho vận tải hàng không và cũng không áp dụng cho những phương thức vận tải khác.

ví dụ về form ISF
ISF là gì, khai báo hồ sơ an ninh của nhà nhập khẩu (Importer Security Filing) trong Ngành Xuất Nhập Khẩu Và Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết.

Tại Sao ISF Quan Trọng Trong Ngành Xuất Nhập Khẩu?

ISF đóng vai trò thiết yếu trong quản lý rủi ro của chuỗi cung ứng quốc tế. Quy định ISF giúp:

  • Nâng cao an ninh quốc gia: Giảm thiểu các rủi ro đe dọa an ninh từ hàng hóa nhập khẩu.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Tăng cường khả năng kiểm soát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
  • Đảm bảo quy trình thông quan thuận lợi: Tuân thủ ISF giúp quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng và tránh các chi phí phát sinh không cần thiết.

Các Yêu Cầu Cơ Bản Của ISF Trong Xuất Nhập Khẩu

Theo quy định của CBP, nhà nhập khẩu và hãng tàu phải cung cấp các thông tin cụ thể dưới đây bao gồm 10 thông tin từ phía nhập khẩu và 2 thông tin từ phía hãng tàu để đảm bảo tuân thủ ISF:

10 Thông Tin từ Phía Nhà Nhập Khẩu:

  • Tên và Địa chỉ nhà xuất khẩu
  • Tên và Địa chỉ nhà nhập khẩu
  • Tên và Địa chỉ người nhận hàng cuối cùng
  • Địa điểm sản xuất hàng hóa
  • Quốc gia xuất xứ
  • HS của hàng hóa
  • Số hợp đồng mua bán
  • Số hóa đơn thương mại
  • Số container hoặc số seal container
  • Mô tả chi tiết về hàng hóa

02 Thông Tin từ Phía Hãng Tàu:

  • Vị trí đóng hàng
  • Thông tin đại lý hoặc người vận hành tại Hoa Kỳ

Thời Gian và Cách Khai Báo ISF Đúng Chuẩn

Để đảm bảo tuân thủ quy định, nhà nhập khẩu cần gửi thông tin ISF ít nhất 24 giờ trước khi hàng rời cảng xuất khẩu. Việc chậm trễ hoặc không khai báo ISF có thể dẫn đến các khoản phạt, gây chậm trễ thông quan và có nguy cơ bị từ chối nhập khẩu.

khai báo isf
ISF là gì, khai báo hồ sơ an ninh của nhà nhập khẩu (Importer Security Filing) trong Ngành Xuất Nhập Khẩu Và Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết.

Hậu Quả Khi Không Tuân Thủ ISF

Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện khai báo ISF đúng chuẩn, họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng bao gồm:

  • Phạt tiền: CBP có thể áp dụng mức phạt tài chính lên đến hàng nghìn USD cho mỗi lô hàng vi phạm.
  • Chậm trễ thông quan: Quy trình nhập khẩu sẽ bị kéo dài, gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
  • Khả năng bị từ chối nhập khẩu: Trong một số trường hợp, CBP có thể từ chối không cho phép hàng hóa vào Hoa Kỳ.

Quy định chỉ ra rằng những người vi phạm sẽ phải chịu thiệt hại từ $5,000 đến $100,000 tùy thuộc vào hành vi vi phạm và số lần vi phạm. Dưới sự thực thi đầy đủ các quy định của ISF, các nhà nhập khẩu có thể phải đối mặt với khoản bồi thường thiệt hại là $5,000 cho mỗi lần gửi dữ liệu ISF không chính xác, không đầy đủ hoặc nộp muộn.

Lợi Ích Của Việc Tuân Thủ ISF trong Xuất Nhập Khẩu

Tuân thủ ISF không chỉ giúp tránh các rủi ro pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp:

  • Giảm chi phí và thời gian thông quan: Đảm bảo rằng hàng hóa được xử lý nhanh chóng tại các cảng nhập khẩu.
  • Xây dựng uy tín: Doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định ISF sẽ tạo dựng lòng tin với các đối tác quốc tế và khách hàng.
  • Tăng cường an toàn chuỗi cung ứng: Hàng hóa và thông tin liên quan đến lô hàng được kiểm tra và xác minh trước khi vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

ISF (Importer Security Filing) là quy định quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu mà các nhà nhập khẩu cần nắm vững. Tuân thủ ISF không chỉ đảm bảo quá trình thông quan diễn ra thuận lợi tránh chậm trễ hàng hóa mà còn giúp giảm thiểu các rủi ro, tránh bị phạt và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về ISF và những điều cần lưu ý khi thực hiện khai báo ISF cho các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Tìm hiểu thêm: Gửi hàng đi mỹ bằng đường biển

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *