Kinh nghiệm gửi hàng đi Na Uy

Rate this post

Vương quốc Na Uy (The Kingdom of Norway), nằm trên bán đảo Scandinavia ở phía Tây Bắc châu Âu. Phía Tây và Nam giáp Biến Bắc, Đông giáp Thụy Điển và Bắc giáp Phần Lan và Nga. Là một đất nước yên bình và xinh đẹp, Việt Nam và Na Uy bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1971. Sáu năm sau vào năm 1997, hai nước đã ký “Hiệp định Kinh tế và Thương mại” cùng với “Hiệp định hàng không”. Mở ra sự hợp tác bền vững và toàn diện cho 2 nước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Na Uy mỗi năm đều tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này làm phát sinh nhu cầu gửi hàng đi Na Uy mỗi lúc một nhiều tại Việt Nam. Hiện tại, cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy khoảng hơn 20.000 người, đông nhất tại Bắc Âu. Chính vì vậy hiện nay có không ít dịch vụ gửi hàng đi Na Uy ra đời. Có những đơn vị làm tốt, bên cạnh đó có nhiều nơi không đáp ứng đủ chất lượng cũng như sự trải nghiệm thoả mãn cho quý khách.

Nếu bạn đang phân vân để chọn lựa một công ty gửi hàng đi Na Uy uy tín, cũng như thắc mắc rằng: gửi hàng đi Na Uy giá cước bao nhiêu, thời gian gửi hàng đi Na Uy như thế nào? Vận chuyển hàng đi Na Uy bằng cách nào? Trong bài viết hôm nay, WinGo sẽ giới thiệu cũng như hướng dẫn cho bạn cách: Gửi hàng đi Na Uy nhanh chóng và dễ dàng nhất

Kinh nghiệm gửi hàng đi Na Uy
Kinh nghiệm gửi hàng đi Na Uy

Như thế nào gọi là dịch vụ gửi hàng đi Na Uy?

  • Đây là hình thức mà các công ty có ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế hay logistics. Những đơn vị này đứng ra, gom hàng hoá của nhiều khách hàng lại và làm các thủ tục, giấy tờ. Liên hệ với hãng bay, hãng tàu để book hàng của quý khách được chuyển đi Na Uy

Tại sao tôi phải gửi hàng thông qua dịch vụ?

  • Trên thực tế, nếu quý khách có thể gửi xách tay các loại giấy tờ, hoặc hàng hoá số lượng ít thì không nói. Nhưng hình thức này có rất nhiều hạn chế và tốn thời gian
  • Thông thường một người ngoài ngành như bản thân quý khách. Chưa từng đụng chạm gì đến các công việc xuất, nhập khẩu… thì rất khó để biết làm cách nào gửi một món hàng, thư từ hay bưu phẩm từ Việt Nam sang Na Uy cho bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh. Việc để xuất khẩu một món hàng nào đó, thì dưới hình thức nào đi chăng nữa (mậu dịch hay phi mậu dịch) đều phải trải qua rất nhiều công đoạn, giấy tờ và thủ tục hải quan. Vì vậy nếu tìm được một đơn vị làm dịch vụ trọn gói thay bạn xử lý hết các vướng mắc đó, thì sẽ tiện lợi và đỡ mất thời gian hơn. Và điều tất nhiên là bạn sẽ trả phí để họ làm việc đó (gọi là phí dịch vụ).

Có các hình thức gửi hàng đi Na Uy nào trên thị trường?

Gửi hàng đi Na Uy thông qua đường xách tay

  • Đây là hình thức chỉ phù hợp cho những ai cần gửi quà tặng, đồ dùng linh tinh. Không gấp gáp về thời gian. Tuy tiết kiệm cước phí nhưng thường rất BẤT TIỆN. Bạn phải ra sân bay để đón lấy hàng hoặc chờ đợi thời gian để dùng dịch vụ nội địa tại nước sở tại để ship món hàng tới cho bạn.

Gửi hàng đi Na Uy thông qua bưu điện

  • Bưu điện trước giờ vẫn được xem là “kênh” vận chuyển truyền thống thuộc nhà nước. Vẫn có chức năng nhận vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam đi các nước. Nhưng số nước vận chuyển đến hạn chế hơn. Các nước, đảo và quần đảo xa xôi vẫn chưa phủ sóng được. Mặc khác thời gian bị hạn chế, cước phí cũng không hề rẻ

Gửi hàng đi Na Uy thông qua đường hàng không

  • Đây là hình thức dành cho những cá nhân hoặc doanh nghiệp cần vận chuyển nhanh, cấp bách thư từ hoặc hàng hoá.
  • Vận chuyển bằng máy bay, hay còn gọi là bằng đường hàng không. Đây là phương thức mà hàng được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (tiếng Anh là Cargo Aircraft, hay Freighter), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane). Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị. Phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian giao hàng, chẳng hạn như:
  • Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh
  • Động vật sống, nội tạng người, hài cốt
  • Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô)
  • Dược phẩm
  • Những món đồ giá trị (vàng, kim cương)
  • Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi)
  • Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang)

Gửi hàng đi Na Uy thông qua đường biển

  • Là hình thức mà các doanh nghiệp hoạt động logistics, chuyên nhận hàng hoá từ Việt Nam vận chuyển sang Na Uy bằng đường biển. Thường áp dụng cho các loại hàng hoá cần vận chuyển với khối lượng lớn, nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu hoá hoạt động kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp
  • Thời gian vận chuyển tương đối lâu, vì phải đi qua rất nhiều nước, bằng con đường trên biển. Bù lại cước phí sẽ rẻ hơn vận chuyển bằng đường hàng không.
chuyển phát nhanh đi Na Uy
Vận chuyển hàng đi Na Uy

Thời gian vận chuyển hàng đi Na Uy như thế nào?

Vận chuyển bằng đường bay

  • Đối với loại hình vận chuyển bằng đường bay. Thời gian được rút ngắn đáng kể.
  • Chuyển phát nhanh đi Na Uy hoả tốc (chỉ từ 2-3 ngày)
  • Chuyển phát thông thường đi Na Uy (từ 4-5 ngày)
  • Chuyển phát nhanh tiết kiệm đi Na Uy (từ 7-9 ngày)

Vận chuyển bằng đường biển

  • Đối với hàng xuất. Thời gian vận chuyển từ cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) đến cảng Oslo/Bergen: Mất từ 10-12 ngày
  • Đối với hàng nhập. Thời gian vận chuyển từ cảng Bergen/Oslo (Na Uy) đến cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh). Mất khoảng 10-12 ngày
  • Vận chuyển 2 hình thức LCL (hàng rời) và FCL (hàng nguyên container) 3 chuyến trong một tuần sang Na Uy
Vận chuyển hàng hoá đi Na Uy
Vận chuyển hàng đi Na Uy

Các loại hàng hoá được phép vận chuyển

  • Chứng từ, CO, hồ sơ, hợp đồng mẫu, các loại giấy tờ khác
  • Hàng hoá cá nhân: quần áo, giày dép, balo, túi xách, mũ nón…
  • Hàng nông sản: rau, củ, quả, trái cây, hoa…
  • Hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, đồ gốm sứ, tranh ảnh
  • Hàng thực phẩm: bánh kẹo, gia vị, nước uống, đồ khô
  • Các mặt hàng điện tử, công nghệ: điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử công nghệ
  • Các mặt hàng công nghiệp, cơ khí, máy móc
  • Các mặt hàng y tế, thuốc men
  • Các mặt hàng giáo dục
  • Cùng nhiều loại hàng hoá khác. Liên hệ hotline WinGo để được chúng tôi hỗ trợ bạn

Cách tính khối lượng hàng hoá và quy đổi thể tích

  • Đối với đường bay, một kiện hàng khi bạn gửi tất cả các dịch vụ vận chuyển hay hãng bay đều áp dụng 2 cách tính khối lượng hàng cho bạn như sau: Cân nặng số kilogam thực tế. Và đo quy cách thùng hàng (dài x rộng x cao/5000=?). So sánh kết quả cùng giữa 2 đáp án này và lấy có số LỚN NHẤT làm số cân nặng tính cước phí.
  • Đối với đường biển. Cũng tính theo 2 hình thức. Cân nặng thực tế và quy cách kiện hàng (CBM: Cubic meter hay còn gọi là mét khối ): Dựa theo công thức (Dài x Rộng x Cao)
    Ví dụ : Nhà xuất khẩu muốn gửi 5 kiện hàng đi Na Uy có kích thước: Dài 70 cm, rộng 50 cm, cao 100 cm
    Đầu tiên, quy đổi các kích thước sang mét , sau đó nhân với nhau: 0.7m x 0.5m x 1m = 0.35 m3 = 0.35 CBM (ở một số nơi còn gọi là 0.35 RT)

Giá trị tính cước vận chuyển đường biển: áp dụng theo quy chuẩn quốc tế như sau 

  • a. 1 tấn < 1 cbm : hàng nặng, áp dụng tính cước theo kgs
  • b. 1 tấn >= 3 cbm : hàng nhẹ, áp dụng tính cước theo cbm

Ví dụ: Nếu bạn xuất một chiếc máy cơ khí từ Việt Nam sang Na Uy, có trọng lượng thực tế là 1000 kgs, thể tích đo được là 0.5 cbm. Hàng sẽ được đơn vị logistics áp cước trên trọng lượng 1000 kgs = 1 cbm (quy đổi quốc tế) . Ngược lại nếu hàng đo thể tích 1.5 cbm nhưng trọng lượng chỉ có 400 kgs thì sẽ áp dụng tính cước biển theo 1.5 cbm.

quy cách trọng lượng hàng hoá
Cách tính khối lượng hàng hoá dựa trên quy cách

Hy vọng những kiến thức WinGo cung cấp cho các bạn. Phần nào giải đáp được những vướng mắc bạn đang gặp phải, nếu muốn gửi hàng đi Na Uy hoặc các nước khác. Tại WinGo Logistics, chúng tôi cung cấp một dịch vụ vận chuyển tối ưu: Về đường bay lẫn đường biển. Quý khách cần được tư vấn hay hỗ trợ về gửi hàng vui lòng liên hệ thông tin

Block "lien-he" not found