Xuất khẩu gạo cần điều kiện gì?

5/5 (1 bình chọn)

Thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vục xuất khẩu gạo

Việt Nam, một quốc gia được biết đến với nguồn lực nông nghiệp phong phú và truyền thống lâu đời về trồng trọt, đã nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo trên thế giới. Với nền nông nghiệp phát triển và chất lượng sản phẩm cao, gạo Việt Nam không chỉ nổi tiếng về độ ngon mà còn được công nhận là một thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.

Một trong những điểm mạnh lớn của xuất khẩu gạo của Việt Nam là sự đa dạng về loại hình gạo sản xuất. Việt Nam có khả năng sản xuất được nhiều loại gạo, như: gạo tấm, gạo nếp, gạo sáng, gạo nâu và gạo hữu cơ. Mỗi loại gạo có hương vị, mùi thơm và độ dẻo riêng, phù hợp với nhu cầu và sở thích ẩm thực của các thị trường khác nhau trên toàn cầu. Sự đa dạng này đã giúp Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo cần điều kiện gì?

Điều kiện cần có để kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng các điều kiện sau, thuộc: “Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo”

a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Xuất khẩu gạo cần điều kiện gì?

Mã HS CODE và biểu thuế của mặt hàng gạo

Tùy theo từng loại gạo mà sẽ có mã HS khác nhau. Theo quy định, mã HS của gạo xuất khẩu thuộc vào chương 10 – Ngũ cốc, nhóm 1006. Mã HS chi tiết của từng loại gạo như sau:

1006Lúa gạo.
100610– Thóc:
10061010– – Để gieo trồng
10061090– – Loại khác
100620– Gạo lứt:
10062010– – Gạo Hom Mali (SEN)
10062090– – Loại khác
100630– Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):
10063030– – Gạo nếp (SEN)
10063040– – Gạo Hom Mali (SEN)
 – – Loại khác:
10063091– – – Gạo đồ (1)
10063099– – – Loại khác

Đối với thuế khi xuất khẩu, cả 2 khoản thuế VAT và thuế xuất khẩu đều được miễn hoàn toàn. Cụ thể như sau:

  • Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với những mặt hàng xuất khẩu, trong đó có gạo xuất khẩu là 0%.
  • Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu đối với gạo hiện nay là 0%.
Xuất khẩu gạo cần điều kiện gì?

Bộ hồ sơ, thủ tục xuất khẩu gạo gồm có

Để xuất khẩu được mặt hàng gạo đi các nước, bạn cần phải nắm rõ quy trình, hồ sơ và các thủ tục cần thiết cho lô hàng, như sau:

  • Tờ khai hải quan: Bạn cần thực hiện việc khai báo trên tờ khai hải quan và nộp hai bản chính tờ khai xuất khẩu dựa vào mẫu HQ/2015/XK Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39 – 2018 TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại giấy tờ có giá trị tương đương nếu người mua phải thanh toán cho người bán cần có một bản chụp.
  • Giấy phép về xuất khẩu hàng hóa hoặc các văn bản cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền quy định về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.
  • Giấy thông báo không cần kiểm tra hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chứng từ khác theo quy định của pháp luật: 1 bản chính.
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để xuất khẩu hàng hóa: Một bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa lần đầu.
  • Hợp đồng ủy thác: Một bản chụp doanh nghiệp ủy thác hàng hóa cần có giấy phép được xuất khẩu giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.

Xuất khẩu gạo cần điều kiện gì?

Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2023 thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều điểm sáng mới mẻ. Trong đó Philippines vẫn là nước đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 40,08% tổng lượng gạo xuất khẩu; tiếp đến là Trung Quốc chiếm 15,98%; Indonesia đứng thứ 3 chiếm 11,62%. Ngoài ra khu vực thị trường EU (Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ,..), châu Phi (Ghana, Angola, …) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Xuất khẩu gạo cần điều kiện gì?

Giá gạo xuất khẩu trong năm 2023 của Việt Nam

Thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu có xu hướng chững lại sau động thái của một số nước nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, tập trung vào chính sách phát triển sản xuất trong nước để tăng cường dự trữ, tồn kho và tìm kiếm các nguồn cung cấp lương thực thay thế cho gạo. Nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 4-10, giá gạo các loại của Việt Nam vẫn được giữ vững nhưng một số nước Thái Lan, Pakistan có sự giảm nhẹ.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 613 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 586 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn), còn Pakistan là 558 USD tấn (giảm 30 USD/tấn).

Gạo 25% tấm của Việt Nam là 598 USD/tấn, của Thái Lan là 538 USD/tấn (giảm 3 USD/tấn) và Pakistan là 498 USD/tấn (giảm 20 USD/tấn).

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn (Philipines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi) trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan còn hạn chế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *