Supply Chain hay “chuỗi cung ứng” là gì đang được quan tâm rất nhiều hiện nay bên cạnh “Logistics”. Vậy thực chất Supply Chain là gì, nó đóng vai trò gì đối với các doanh nghiệp hiện nay? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Supply Chain là gì?
Supply Chain được hiểu là một mạng lưới giữa các công ty với nhà cung cấp để sản xuất, phân phối sản phẩm. Quá trình này được diễn ra theo tuần tự với bước đầu tiên chính là tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Mạng lưới này sẽ bao gồm các hoạt động, nhân lực, thực thể, thông tin cùng với những tài nguyên khác.
Trong một hệ thống cung ứng phức tạp, những sản phẩm đã qua sử dụng có thể quay trở lại Chuỗi cung ứng với giá trị còn lại có thể tái sử dụng được tại bất kỳ thời điểm nào. Trong Supply Chain, các nhà cung cấp sẽ được phân loại theo “cấp”. Nhà cung cấp cấp một sẽ là người đưa trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng. Nhà cung cấp cấp hai sẽ là nhà cung cấp cho cấp 1, và cứ như thế nhà cung cấp cấp ba sẽ là nhà cung cấp cho cấp hai,…
Vai trò chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp như thế nào?
Supply Chain ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, vận hành và kinh doanh của một doanh nghiệp. Quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi thế hơn so với đối thủ, giúp gia tăng độ phủ thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp vươn xa hơn trên thương trường.
Quản lý Supply Chain xuất hiện trong tất cả quá trình vận hành của một doanh nghiệp như sản xuất, hoạch định, quản lý nguồn hàng, thu mua, sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thô,… Hay hiểu đơn giản đây chính là quá trình quản lý cung và cầu cảu chuỗi doanh nghiệp, từ đó góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chuỗi cung ứng cũng là một phần đem lại chất lượng trong vận hành Logistics, phân phối hàng hoá đến tay doanh nghiệp hay cá nhân yêu cầu một cách nhanh nhất đồng thời đảm bảo yêu cầu hàng hoá, hạn chế bị tăng giá, quản lý lợi nhuận.
Tìm hiểu thêm Fulfillment là gì?
Các vị trí trong Supply Chain hay chuỗi cung ứng là gì?
Lập kế hoạch Supply Chain
Đây là một vị trí rất quan trọng trong chuỗi cung ứng. Trong đó sẽ được chia thành nhiều mảng khác nhau:
- Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng: Vị trí này cần đảm nhiệm các việc phân tích hoạt động đồng thời đưa ra chiến lược cải tiến cho Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch nhu cầu: Có nhiệm vụ dự báo, ước tính nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty.
- Lập kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất. Cần tập trung vào quá trình sản xuất trong công ty,trao đổi cùng người lập kế hoạch nhu cầu nhằm đảm bảo duy trì mức sản lượng sản xuất tối ưu, phù hợp với nhu cầu.
- Lập kế hoạch năng lực: Nếu người lập kế hoạch sản xuất chỉ tập trung vào một quá trình sản xuất. Lúc đó phạm vi công việc của lập kế hoạch năng lực sẽ rộng hơn, phải phụ trách tất cả các yếu tố của hoạt động sản xuất. Điều đó hướng tới thực hiện mục tiêu tối ưu hóa năng lực chế tạo, sản xuất của doanh nghiệp.
- Người lập kế hoạch nguồn lực hậu cần: Để có thể đảm bảo hoàn thành đơn đặt hàng của khách thì vị trí này sẽ chịu trách nhiệm điều phối nguồn nhân lực, tài sản kho hàng/ vận tải/ đội xe.
Chế tạo và sản xuất
Là một phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng, vị trí này sẽ bao gồm các công việc:
- Điều hành sản xuất, giám sát/ quản lý
- Vận hành bảo trì
- Kỹ sư
- Giám đốc chất lượng
- Người lập kế hoạch sản xuất
- Quản lý thu mua
- Giám đốc kho sản xuất
Tìm nguồn cung ứng và mua hàng
- Giám đốc nguồn cung ứng chiến lược
- Người mua
- Thư ký mua hàng và kiểm kê
- Giám đốc/ chuyên gia mua sắm
- Giám đốc hàng hoá
- Người quản lý danh mục
Hậu cần và vận chuyển
Vị trí này liên quan trực tiếp đến sự di chuyển thực tế của nguyên vật liệu, hàng hoá và thông tin:
- Quản trị viên hậu cần
- Quản lý vận chuyển
- Quản trị viên giao hàng
- Quản trị viên giao thông vận tải
- Quản lý vận tải
- Reverse Logistics Manager
- Quản trị viên kho
- Quản lý kho
- Giám đốc hậu cần
Sơ đồ và cách vận hành của chuỗi cung ứng
Hiện nay, hầu hết chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đều dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế SCOR(Supply – Chain Operations Reference). SCOR được ra đời vào những năm 1990 được xem như một chuẩn mực về chuỗi cung ứng hàng đầu trên thế giới.
Mô hình này được vận dụng tại nhiều công ty với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Mô hình chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế SCOR gồm 6 quy trình:
- Lập kế hoạch (Plan).
- Tìm nguồn cung ứng (Source)
- Sản xuất (Make).
- Deliver (Phân phối).
- Trả hàng (Return).
- Hỗ trợ (Enable).
Mô hình SCOR vận hành và hoạt động theo chiều ngang khác hoàn toàn với phương pháp quản lý theo phòng ban như các mô hình cũ. Nhờ có sự cải tiến như vậy mà các thành phần trong chuỗi cung ứng có thể phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ. Nâng cao vai trò của kế hoạch nguồn lực, giao nhận, dịch vụ khách hàng, logistics,….Tất cả góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách vận hành
Để quản lý và vận hành một chuỗi cung ứng hiệu suất cao, bạn cần thiết kế và lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng của mình thật cụ thể. Phong cách thiết kế và kế hoạch hoạch định đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại của công ty đó. Doanh nghiệp phải tiếp tục xem xét và sửa đổi các kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của người mua. Việc quản lý chuỗi cung ứng cần phải tuân theo 7 nguyên tắc sau:
- Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu tiêu dùng
- Khác biệt hóa mạng lưới logistic
- Quan sát sự thay đổi của thị trường
- Khác biệt, độc đáo hóa sản phẩm
- Tìm kiếm, quản lý nguồn cung hiệu quả
- Ứng dụng công nghệ kĩ thuật
- Áp dụng hệ thống thước đo trên nhiều kênh khác nhau
Supply Chain Management là gì? Vì sao nó quan trọng?
Supply Chain Management (SCM) hay quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến việc quản trị dòng hàng hoá, dữ liệu và tài chính liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. SCM sẽ bắt đầu bằng việc thu mua nguyên liệu thô đến việc phân phối sản phẩm hoàn thiện đến người mua. Ngày nay, các hệ thống SCM dựa trệ kỹ thuật số còn có thể xử lý vật liệu và phần mềm cho tất cả các bên liên quan.
Các hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ gồm:
- Mua sắm
- Quản lý vòng đời sản phẩm
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng (lập kế hoạch hàng tồn kho, duy trì tài sản doanh nghiệp và sản xuất)
- Hậu cần
- Quản lý đơn đặt hàng
tìm hiểu thêm về ship COD là gì
SCM cũng có thể mở rộng sang hoạt động thương mại toàn cầu như quản lý các nhà cung cấp toàn cầu và quy trình sản xuất đa quốc gia. SCM còn là thể hiện sự nỗ lực trong phát triển chuỗi cung ứng để giảm chi phí, quy trình tính cạnh tranh trong kinh doanh của các công ty.
Trên đây là những chia sẻ về Supply Chain là gì, vai trò của chúng trong kinh doanh. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về chuỗi cung ứng và quản lý nó hiệu quả hơn nhé !