CO Form D Là Gì? Điều Kiện Để Được Cấp CO Form D Trong Hoạt Động XNK

4/5 (2 bình chọn)

Thời buổi kinh tế hội nhập, xuất nhập khẩu hàng hóa đang trở thành một xu hướng tất yếu. Một trong những loại giấy chứng nhận bắt buộc trong quá trình trao đổi hàng hóa là CO form D. Vậy CO form D là gì? Những điều kiện để được cấp loại giấy chứng nhận này? Hãy cùng Trường Phát Logistics tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

CO Form D

CO Form D là gì?

Đầu tiên, CO (Certificate of Origin) là loại chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Còn C/O form D là chứng từ chứng nhận nguồn gốc được áp dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên khu vực ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

Chứng nhận CO được cấp dựa trên hiệp định thương mại tự do FTA, được ký kết đa phương hoặc song phương.

Khi người nhập khẩu hàng hóa xuất trình được C/O form D cho cơ quan hải quan thì hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0%. Chính vì vậy, khi hàng hóa được xuất khẩu sang các nước ASEAN thì bên nhập khẩu thường yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp chứng từ này.

Các loại giấy tờ cần thiết để được cấp CO Form D

Để có thể được các cơ quan chức năng cấp CO Form D bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Bản sao vận đơn đường biển 
  • Bản gốc của hóa đơn thương mại 
  • Bản gốc phiếu đóng gói 
  • Bản sao tờ khai hải quan thông quan
  • Bản sao giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào.
  • Bản sao bảng định mức nguyên vật liệu: % nguyên liệu A, % nguyên liệu B…trong lô hàng
  • Bản sao hóa đơn mua bán nguyên vật liệu trong nước hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.
  • Bản sao kèm bản gốc hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu (để đối chiếu)
  • Đơn đề nghị cấp CO của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Bên cạnh đó là một số loại giấy tờ như: Giấy phép xuất khẩu, hợp đồng mua bán, công văn cam kết, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng cụ thể mà cán bộ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ này.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khai báo online trên hệ thống cấp CO của Bộ Công thương. Sau khi được duyệt online và có c mã số CO thì doanh nghiệp tiến hành in mã số đó lên trên form CO.

Nội dung của Co Form D

Nội dung chủ yếu của một CO form D sẽ bao gồm những thông tin cơ bản sau:

  • Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu hàng hóa: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email…
  • Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu hàng hóa: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email…
  • Mục 3: Tên, số hiệu của phương thức vận chuyển hàng; Thông tin về ngày tàu khởi hành, tên cảng đi và cảng đến.
  • Mục 4: Đối tượng được hưởng ưu đãi hoặc không.
  • Mục 5: Mục này có thể để trống.
  • Mục 6: Số và ký hiệu trên kiện hàng.
  • Mục 7: Mô tả hàng hóa bao gồm: Số đơn hàng, tên hàng, loại kiện hàng, mã HS của nước nhập khẩu…
  • Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ. Mỗi loại hàng hóa sẽ có một tiêu chí xuất xứ riêng.
  • Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng được ghi bằng số và bằng chữ.
  • Mục 10: Số và ngày của hóa đơn.
  • Mục 11: Xác nhận có chữ kỹ và đóng dấu của công ty xuất khẩu
  • Mục 12: Xác nhận có chữ kỹ và đóng dấu của công ty nhập khẩu
  • Mục 13: Loại CO

Một bộ CO form D thông thường sẽ bao gồm 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate). Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì doanh nghiệp được cấp CO ngay. Ngược lại thì doanh nghiệp cần bổ sung đầy đủ giấy tờ và làm đơn xin cấp lại CO thì mới được tiến hành giải quyết.

Điều kiện để được cấp CO Form D

Hàng hóa được phép cấp chứng nhận CO form D là hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định CEPT, bao gồm:

  • Trong thành phần của hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên nào của ASEAN.
  • Hàng hóa được vận chuyển từ một nước thành viên ASEAN này đến một nước ASEAN khác.

Với trường hợp hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc một vài nước trung gian gần ASEAN thì hàng hóa tuyệt đối không được mua bán, tiêu thụ tại quốc gia đó. Đồng thời không được có bất kỳ tác động gì đến hàng hóa tại nước quá cảnh ngoài việc dỡ bỏ và xếp hàng.

Nếu như vi phạm các quy định trên thì cho dù là bất kỳ loại hàng hóa nào cũng sẽ không được cấp chứng nhận CO.

Các trường hợp bị từ chối cấp Co Form D

Hầu hết các trường hợp sẽ được cấp CO form D. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp bị các cơ quan quản lý từ chối cấp vì một số lý do như sau:

  • Hồ sơ đề nghị cấp CO không chính xác, nội dung không đồng nhất và không đầy đủ các loại giấy tờ.
  • CO Form D đã có dấu hiệu tẩy xóa, bị mờ hoặc sử dụng nhiều màu mực khác nhau.
  • Hàng hóa không chứng minh được tiêu chuẩn chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về giấy chứng nhận CO form D cũng như những điều kiện cần và đủ để được cấp loại giấy chứng nhận này. Bởi vì tầm quan trọng của chứng nhận CO trong xuất nhập khẩu nên các doanh nghiệp cần tìm hiểu cũng như chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết để thuận lợi trong quá trình xin xác nhận này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *