Consignee Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Consignee

3/5 (4 bình chọn)

Trong ngành xuất nhập khẩu có khá nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để mô tả các khía cạnh nhất định trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Vậy Consignee là gì?  Shipper Consignee và Seller Buyer khác nhau thế nào. Cùng Wingo.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé !

Khái niệm Consignee trong xuất nhập khẩu

Consignee(Cnee) được hiểu là người nhận hàng cũng là người mua hàng (Buyer) theo vận đơn đích danh. Trong tờ vận đơn đích danh sẽ ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người nhận hàng và người vận chuyển chỉ được phép giao hàng cho người có tên trên vận đơn. 

Khái niệm Consignee trong xuất nhập khẩu

Còn theo vận đơn vô danh không ghi chính xác thông tin liên hệ của người nhận hàng, ai cầm vận đơn này đều có thể tiến hành nhận hàng), thì consignee chỉ được hiểu đơn giản là người nhận hàng chứ không phải người mua hàng. 

Thông thường với những hàng hóa xuất lẻ, vai trò của người nhận hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nên các công ty vận chuyển thường hỏi người nhận hàng là tổ chức (công ty, doanh nghiệp) hay cá nhân. Họ là chủ sở hữu cuối cùng của hàng hóa, nhưng đôi khi có thể là đại lý hoặc chủ hàng,…

Tùy thuộc vào các quy định, thủ tục trong quá trình thông quan của nước đến mà người nhận hàng có thể được yêu cầu có mặt trực tiếp để tiếp nhận lô hàng ở cảng hoặc ga vận chuyển. 

Những lưu ý về Consignee

  • Thông thường trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận đơn cần phải có các thông tin đầu đủ của Consignee(Cnee) như họ tên, số điện thoại, email, fax, địa chỉ liên hệ, ….Đó là vận đơn đích danh
  • Vận đơn vô danh thì bất cứ ai cầm bill đều có thể nhận hàng vì vận đơn không hề ghi rõ người nhận hàng cụ thể là ai, thông tin liên hệ như thế nào, hoàn toàn chuyển nhượng được bằng cách trai tay.
  • Hầu hết các vận đơn vận tải đường biển hiện nay thì Consignee(Cnee) cũng có thể được coi là Notify party.

Phân biệt Shipper Consignee và Seller Buyer

Ngoài băn khoăn Consignee(Cnee) là gì thì cách phân biệt Shipper Consignee và Seller Buyer cũng được khá nhiều người quan tâm tìm hiểu. Sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này khiến bạn rất dễ sai xót, nhầm lẫn trong quá trình làm việc. 

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ có hai chủ thể rõ ràng là Người bán(Seller) và Người mua(Buyer)  nhưng trong chứng từ vận đơn lại sử dụng Shipper và Consignee. Vậy tại sao mọi người lại sử dụng các thuật ngữ này?

Consignee Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Consignee

Đối với hợp đồng mua bán, người bán sẽ được gọi là người bán (Seller) hoặc người xuất khẩu. Khi một thư tín dụng được phát hành, người bán không được gọi là người bán, mà là người thụ hưởng, và người mua được gọi là người chuyển tiền(Remitter) – nghĩa là người trả tiền hoặc người gửi tiền.

Trường hợp vận đơn được phát hành, người bán được gọi là Shipper  và người mua được gọi là Consignee(Cnee). Nhiều trường hợp công ty đã tìm được đối tác xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng vẫn chưa làm thủ tục, cần đến bên thứ 3 làm trung gian cung cấp dịch vụ vận chuyển. 

Vì vậy, nhà xuất khẩu cần biết ai là người bán và ai là người mua để tránh tình trạng gửi nhầm hàng hoặc gặp rắc rối không mong muốn. shipper chỉ đóng vai trò là đơn vị trung gian mua hàng và shipper sẽ bán lại hàng cho nhà nhập khẩu. Bên mua cũng có thể nhớ công ty Forwarder (FWD) nhận hàng để đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ và giảm thiểu chi phí,…

Mối liên hệ giữa Notify party và Consignee

Notify party và Consignee đôi khi có vai trò giống nhau, đặc biệt là với phương thức vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hai vị trí có trách nhiệm khác nhau. Mối quan hệ giữa bên thông báo và bên nhận hàng có thể được thể hiện như sau:

Nếu Notify Party là Forwarder A, và bên nhận hàng là To order hay to order of shipper” thì Forwarder A có quyền nhận hàng, làm thủ tục hải quan nhập khẩu và giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng của điểm đến trước. việc nhận vận đơn có hiệu lực. đã giao hàng. . Lúc này, công ty B có thể trở thành người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng sắp cập cảng đích …

Consignee Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Consignee

Nếu Người nhận hàng là Consignee là “To order of Bank C” còn Notify là Forwarder A thì người nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng là người nhận hàng cuối cùng và công ty B cũng có thể là người nhận hàng cuối cùng. Khi hãng tàu nhận được thông báo, Công ty B cũng có thể là người nhận hàng cuối cùng. Sau khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ thanh toán cho ngân hàng phát hành của người nhận một khoản phí theo như hợp đồng mua và nhận vận đơn đã ký và thỏa thuận. 

Nếu Notify là Forwarder A, consignee là Company B thì Forwarder có quyền nhận hàng tại điểm đến. Nếu Notify là Cá nhân, Consignee cũng là cá nhân, consignee và shipper có thể trùng. Với trường hợp mặt hàng đó là vật dụng của cá nhân thì người được nhận hàng cuối cùng.

Nhìn chung, có thể thấy, theo quy định và điều khoản nội dung của hợp đồng mua bán thì các điều khoản này sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau và có ý nghĩa, tác dụng khác nhau. Nếu hợp đồng có một số chỗ trống, cần thông báo kịp thời cho người nhận hàng, để người nhận hàng nắm được tình hình và có phương án xử lý.

Lời kết

Wingo.vn hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được Consignee là gì, cách phân biệt  Shipper Consignee và Seller Buyer cùng với mối liên hệ giữa Notify party và Consignee. Hiểu chính xác được những thuật ngữ này là điều cơ bản nếu bạn muốn làm việc và phát triển trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa  nhé !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *