Freight Forwarder Là Gì? Có Vai Trò Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

5/5 (1 bình chọn)

Freight Forwarder đóng vai trò rất quan trọng trong xuất nhập khẩu, tuy nhiên nhiều người vẫn còn khá mơ hồ với thuật ngữ này. Vậy Freight Forwarde có nghĩa chính xác nhất là gì ? Vai trò của Forwardetrong lĩnh vực xuất nhập khẩu ra sao ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wingo.vn để hiểu thêm hơn nhé ! 

Khái niệm về Freight Forwarder

Freight Forwarder (còn được gọi tắt là Forwarder) là từ ngữ được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu để chỉ những tổ chức, cá nhân chuyên làm về hoạt động giao nhận vận tải. 

Forwarder chỉ các cá nhân/tổ chức đứng ra làm trung gian cầu nối để tiếp nhận hàng hóa của bên bán hoặc thu gom hàng hóa từ nhiều lô hàng nhỏ lẻ. Sau đó tập trung lại thành một lô hàng đủ lớn, sử dụng phương thức vận chuyển phù hợp như (Tàu, hàng không, xe lửa,… ) để vận chuyển hàng hóa tới địa điểm theo yêu cầu của khách hàng. 

Forwarder là từ ngữ được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu

Có nhiều người còn cho rằng Forwarder là một dạng “Cò” trung gian, chuyên nhận hàng rồi thuê đơn vị vận chuyển và nhận khoản tiền chênh lệch. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra với những đơn vị nhỏ lẻ hoặc cá nhân. 

Trên thực tế, Freight Forwarder chủ yếu làm việc, cộng tác với các hãng tàu, nhận các mặt hàng đóng trong thùng container vì nhận hàng lẻ, số lượng nhỏ thủ tục, giấy tờ hải quan sẽ rất phức tạp. Có sự trợ giúp của Forwarder việc giao nhận hàng sẽ diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ hơn rất nhiều, giúp chủ hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian.

Ở Việt Nam các công ty về dịch vụ Forwarder mọc lên ngày càng nhiều với quy mô phát triển khác nhau bạn có thể tham khảo một vài công ty lớn như: 

  • Công Ty Vận Tải Quốc Tế Lacco
  • Công Ty Cổ Phần Logistic Vinalink
  • Công Ty Danko Logistics
  • Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Lô-Gi-Stic Đại Cồ Việt
  • Công Ty Cổ Phần Á Đông ADG
  • Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Và Tàu Biển Asiana.

Vai trò của Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu

Forwarder thực chất là “Cò” trung gian giữa các bên để ăn tiền chênh lệch. Biết vậy nhưng tại sao chủ hàng vẫn tìm đến những Forwarder mà không tự làm để tiết kiệm chi phí cho mình ? 

Xuất nhập khẩu hàng hóa không hề đơn giản như việc giao nhận, mua bán hàng hóa trực tiếp mà chúng ta vẫn làm hàng ngày. Đó là lí do các chủ hàng cần Freight Forwarder nếu muốn quá trình vận chuyển hàng hóa của mình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. 

Quy trình thông quan hàng hóa tại các cảng, ga tàu đòi hỏi bên bán và bên mua phải thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp. Sẽ rất mất thời gian nếu chủ hàng phải thực hiện nó một mình, ảnh hưởng đến tiến độ không giao kịp lô hàng đáp ứng nhu cầu của khách. Freight Forwarder chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệp sẽ đưa lô hàng của chúng ta đến đích nhanh hơn, thuận lợi hơn rất nhiều.

Vai trò của Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu

Mỗi hãng hàng không, hàng tàu đều có thời gian nhập cảng, hạ cánh khác nhau. Dựa vào những mối quan hệ sẵn có của mình Freight Forwarder sẽ biết đâu là đơn vị phù hợp nhất với lô hàng của bạn. Đáp ứng lô hàng được vận chuyển đúng tiến độ đã đưa ra.

Những mối quan hệ sẵn có của Freight Forwarder sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí không nhỏ. Thông thường đối với những mặt hàng nhỏ lẻ thì chi phí vận chuyển sẽ cao hơn so với việc Freight Forwarder gom nhiều đơn nhỏ lẻ ghép chung vào 1 container để vận chuyển.

Freight Forwarder sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn, vướng mắt về ngôn ngữ. Các chủ hàng sẽ không phải lo lắng nếu mình không biết tiếng của quốc gia được vận chuyển đến. 

Số tiền mà chủ hàng bỏ ra thuê dịch vụ Freight Forwarder là hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên phải chọn lựa, cân nhắc những đơn vị Forwarder uy tín tránh tình trạng tiền mất tật mang. 

Phân biệt Logistics và Freight forwarding

Hiện nay 2 cụm từ Freight Forwarder và Logistic vẫn hay được hiểu như nhau bởi lẽ chưa có khái niệm thống nhất về hai loại hình dịch vụ này. Về cơ bản Freight Forwarder hay giao nhận vận tải chuyên về dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm khác nhau bằng nhiều phương thức vận chuyển. 

Còn Logistic lại bảo gồm cả vận chuyển hàng hóa, lưu khó, quản lý hàng tồn kho,… và đôi khi một số đơn vị còn cung cấp cả dịch vụ Freight Forwarder nữa. Thường thì Logistic sẽ làm luôn cả mảng Forwarder cung cấp một số dịch vụ vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt.

Những điều cần biết khi lựa chọn công ty Freight forwarding

  • Có thể nói, việc lựa chọn đơn vị giao nhận hàng hóa uy tín đang là vấn đề cấp thiết của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để chuỗi hàng xuất khẩu ổn định lâu dài, công ty cần một đối tác vận chuyển hàng hóa uy tín, giàu kinh nghiệm, có thể xử lý tốt mọi tình huống thực tế. Có thể tóm tắt một số kinh nghiệm chọn đơn vị giao nhận như sau:
  • Chọn đơn vị giao nhận có kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa. Ví dụ, đường bay Việt Nam đi Châu Âu hoặc đường bay Việt Nam đi Châu Phi. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, họ sẽ đưa ra phương thức vận chuyển phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất có thể.
Freight Forwarder Là Gì? Có Vai Trò Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?
  • Hãy lựa chọn những đơn vị giao nhận hàng hóa bao gồm nhiều dịch vụ phụ trợ. Vì vậy bạn sẽ không mất thời gian tìm kiếm nhiều đối tác cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Dễ dàng quản lý và tối ưu hóa chi phí.
  • Nên chọn một đơn vị giao nhận nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Từ những giải đáp này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình xuất nhập khẩu lô hàng của mình và tránh được những sai sót không đáng có.
  • Cuối cùng là chi phí vận chuyển hàng hóa. Giá càng cạnh tranh càng tốt cho doanh nghiệp.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về Freight Forwarder, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quát về Freight Forwarder trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và hiểu dược vai trò của nó. Theo dõi Wingo để cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *