Trên thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của riêng mình để phát triển kinh doanh bền vững và mạnh mẽ hơn. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Sơ đồ và cách vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả như thế nào? Cùng Wingo.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Chuỗi cung ứng là gì ?
Chuỗi cung ứng hay còn được gọi là Supply Chain là một thuật ngữ chỉ hệ thống gồm các tổ chức, thông tin, hoạt động, con người và những nguồn lực liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng còn liên quan mật thiết đến đơn vị vận chuyển, kho lưu trữ, các nhà bán lẻ và khách hàng.
Trong một doanh nghiệp chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các phòng ban như phòng Marketing, phòng hậu cần, phòng kinh doanh, phòng dịch vụ khách hàng,…Hoạt động của các phòng ban sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Thành phần của một chuỗi cung ứng bao gồm:
- Đơn vị cung cấp nguyên liệu thô: là các nhà cung cấp các nguyên liệu thô hoặc thành phẩm để đưa vào sản xuất tạo ra thành phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng
- Đơn vị sản xuất: Chịu trách nhiệm chế biến, đóng gói nguyên liệu do đơn vị cung cấp thành các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm. Ví dụ đối với nông nghiệp ta có VietGAP, HACCP,…
- Đơn vị phân phối: Tiếp nhận thành phẩm chịu trách nghiệp bày bán, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Các đại lý bán lẻ: Có nhiệm vụ bán lẻ thành phẩm cho người tiêu dùng, họ thường nhập hàng với số lượng lớn sau đó bán lẻ cho từng khách hàng. Ví dụ như tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
- Khách hàng ( Người tiêu dùng ): Khách hàng là người sẽ tiêu thụ hàng hóa thành phẩm. Khách hàng có thể mua sản phẩm tại các nhà phân phối hoặc các đại lý bán lẻ tùy vào nhu cầu tiêu dùng của mình.
Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xây dựng, vận hành được một chuỗi cung ứng bền vững, chặt chẽ được coi là một bước tiến vượt bậc trên con đường phát triển của mình.
Người tiêu dùng sẽ không thể tiếp cận đối với sản phẩm nếu không có sự tác động của các yếu tố trong chuỗi cung ứng. Hàng hóa muốn đến được tay người tiêu dùng đều phải trải qua nhiều quá trình: Chúng bao gồm khâu mua nguyên liệu thô, sản xuất sản phẩm, đóng gói, vận chuyển đến các Công ty – nhà phân phối – đại lý bán lẻ,…Vì vậy, quản lý tốt chuỗi cung ứng là một ưu thế giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng còn giúp cho doanh nghiệp vận hành bộ máy sản xuất, kinh doanh hiệu quả, chặt chẽ hơn. Góp phần giảm thiểu những rủi ro trong quản lý, sản xuất, phân phối sản phẩm dịch vụ. Tạo cơ sở để nhà quản lý hoạch định, đưa ra chiến lược đúng đắn, sáng suốt cho doanh nghiệp.
Sơ đồ và cách vận hành của chuỗi cung ứng
Sơ đồ
Hiện nay, hầu hết chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đều dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế SCOR(Supply – Chain Operations Reference). SCOR được ra đời vào những năm 1990 được xem như một chuẩn mực về chuỗi cung ứng hàng đầu trên thế giới.
Mô hình này được vận dụng tại nhiều công ty với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Mô hình chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế SCOR gồm 6 quy trình:
- Lập kế hoạch (Plan).
- Tìm nguồn cung ứng (Source)
- Sản xuất (Make).
- Deliver (Phân phối).
- Trả hàng (Return).
- Hỗ trợ (Enable).
Mô hình SCOR vận hành và hoạt động theo chiều ngang khác hoàn toàn với phương pháp quản lý theo phòng ban như các mô hình cũ. Nhờ có sự cải tiến như vậy mà các thành phần trong chuỗi cung ứng có thể phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ. Nâng cao vai trò của kế hoạch nguồn lực, giao nhận, dịch vụ khách hàng, logistics,….Tất cả góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách vận hành
Để quản lý và vận hành một chuỗi cung ứng hiệu suất cao, bạn cần thiết kế và lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng của mình thật cụ thể. Phong cách thiết kế và kế hoạch hoạch định đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại của công ty đó. Doanh nghiệp phải tiếp tục xem xét và sửa đổi các kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của người mua. Việc quản lý chuỗi cung ứng cần phải tuân theo 7 nguyên tắc sau:
- Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu tiêu dùng
- Khác biệt hóa mạng lưới logistic
- Quan sát sự thay đổi của thị trường
- Khác biệt, độc đáo hóa sản phẩm
- Tìm kiếm, quản lý nguồn cung hiệu quả
- Ứng dụng công nghệ kĩ thuật
- Áp dụng hệ thống thước đo trên nhiều kênh khác nhau
Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Vì sao nó quan trọng?
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần, bao gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến thu mua và sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các thành phần trong chuỗi cung ứng tích hợp, có thể là nhà cung cấp, nhà phân phối dịch vụ bên thứ ba và khách hàng. Về cơ bản, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản lý cung và cầu trong và giữa các công ty khác nhau.
Quản lý tốt chuỗi cung ứng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến xa hơn, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế của đơn vị trong tâm trí khách hàng.
Về mặt thống kê, một chuỗi cung ứng được quản lý tốt sẽ giúp:
– Giảm 25-60% hàng tồn kho
– Khả năng cung ứng hàng hóa tăng 30-55%
– Tăng 25-80% độ chính xác của dự báo sản xuất
– Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 20%
Thông qua quản lý chuỗi cung ứng, cả đầu vào và đầu ra của hàng hóa sẽ được kiểm soát tốt. Lượng hàng hóa cung ứng cho khách hàng đầy đủ, kịp thời nên giảm thiểu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Lời kết
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể nói là một việc đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như tầm nhìn trong lĩnh vực đang kinh doanh. Một công ty có chuỗi cung ứng chặt chẽ, bền vững có thể coi là một thành công trong sự nghiệp phát triển của mình. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về chuỗi cung ứng và quản lý nó hiệu quả hơn nhé !